Kĩ năng thi cử
Mẹo phá bẩy trong thi trắc nghiệm
Mẹo phá "bẫy" trong đề thi trắc nghiệm
Kinh nghiệm mà các bạn thủ khoa của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) các năm trước vẫn truyền lại cho các thí sinh mới là bạn hãy tự tin vào kiến thức cũng như khả năng của bạn. Đặc biệt, các bạn cần tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi.
Bẫy trong đề thi trắc nghiệm
Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập.
Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.
Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài.
Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau.
Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời
Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao.
Với điểm 10 tròn trịa môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy - thủ khoa Ttrường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác.
Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến.
Phỏng đoán, loại trừ
Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp: Loại bỏ những đáp án không thích hợp.
Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán.
Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.
Tô nhầm còn hơn bỏ sót
Đối với một bài thi trắc nghiệm, thí sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.
Dành thời gian kiểm tra bài làmBẫy trong đề thi trắc nghiệm
Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập.
Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy.
Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài.
Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau.
Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời
Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao.
Với điểm 10 tròn trịa môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy - thủ khoa Ttrường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác.
Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến.
Phỏng đoán, loại trừ
Khi bạn không chắc chắn về một câu trả lời nào đó thì hãy sử dụng phương pháp: Loại bỏ những đáp án không thích hợp.
Phỏng đoán, loại trừ ở đây không có nghĩa là bạn đoán bừa mà phải dựa vào những dữ kiện trong bài. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó. Và cơ may cuối cùng dành cho bạn nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán.
Yếu tố này thoạt nghe có vẻ như bạn đang vận dụng công thức may - rủi nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.
Tô nhầm còn hơn bỏ sót
Đối với một bài thi trắc nghiệm, thí sinh không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm và không bị trừ điểm nếu thí sinh trả lời sai nên bạn cần nhớ: Bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót.
Một kinh nghiệm cuối cùng mà thủ khoa Cù Gia Huy cung cấp cho thí sinh, nên dành một khoảng thời gian cuối cùng để kiểm tra lại bài, vì tính toán rất dễ có sai sót ngay cả những phần dễ nhất. Thời gian cuối cùng, thay vì tập trung để giải một bài khó không hy vọng tìm ra lời giải thì nên tập trung rà soát lỗi ở những câu đã làm.
Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó.
Cuối cùng, để có được kết quả thi tốt cho chặng đường bước tới giảng đường ĐH, CĐ, các bạn thí sinh đừng có hành vi gian lận thi cử nhé. Việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn mà chỉ đem lại cho các bạn những điều phiền toái thôi.
Tin khác cùng chủ đề
- 5 bước để có bài thi tốt nhất (05/04/2016)
- Sát ngày thi tránh học nhồi nhét (05/04/2016)
- Kĩ thuật đánh bừa trắc nghiệm bài thi đại học (05/04/2016)