Hướng nghiệp
Tìm hiểu vê nghành ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Với tiềm năng phát triển kinh tế của các quốc gia phương Đông trong thời hội nhập, kéo theo đó là nhu cầu nhân lực cần đáp ứng ngày càng cao. Do đó, việc các bạn trẻ ngày càng chú trọng chọn lựa theo học ngành Đông phương học là tất yếu. Là một ngành đào tạo mang tính khám phá thế mạnh tiềm năng của khu vực liên quan đến văn hóa, lịch sử, kinh tế, địa lý...ngành này dần chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống ngành nghề đào tạo hiện nay.
Để thành công với ngành Đông Phương học, trước tiên bạn phải tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Ngành Đông Phương học là gì? Học những gì?” để có được hành trang vững chắc trên con đường lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai.
Ngành Đông Phương học là gì?
Đông Phương học là ngành học khám phá và tìm tòi các kiến thức về ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, ngoại giao của các nước phương Đông.
Phương Đông ẩn chứa những nền văn hóa lâu đời với nhiều điều thú vị. Tùy theo từng chuyên ngành lựa chọn, sinh viên ngành Đông Phương học sẽ được tiếp cận với những kiến thức gắn liền với từng nền văn hóa lớn của các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...
Trong bối cảnh thế giới hội nhập ở nhiều lĩnh vực, mỗi công dân Việt Nam không chỉ làm việc trong nước mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp với các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là các nước Phương Đông. Xu hướng này kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của đất nước khi các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế từ các quốc gia phương Đông đầu tư, hợp tác cùng Việt Nam, có thể kể đến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Từ đó, lựa chọn Đông Phương học chính là cơ hội đón đầu tương lai tốt nhất.
Ngành Đông Phương học học những gì?
Khi học ngành Đông Phương học sinh viên sẽ được tiếp cận khối kiến thức chung về đất nước, khu vực học và đặc biệt là kiến thức về kinh tế, văn hóa, lịch sử...các quốc gia tùy vào từng chuyên ngành.
Chương trình học của ngành Đông Phương học sẽ cung cấp các kiến thức nền tảng về văn hóa, chính trị, lịch sử, ngôn ngữ và và quá trình toàn cầu hóa diễn ra tại các nước phương Đông đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được đào tạo để nâng cao khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ chuyên ngành (Nhật, Hàn, Trung…) đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành để làm việc cùng với các kiến thức nền tảng đặc trưng của từng quốc gia.
Có thể kể đến các môn học đầy thú vị như Văn hóa - Xã hội, Văn học – Kinh tế - Lịch sử (Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc), Địa lý và dân cư, Ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Thái, tiếng Hàn), bên cạnh đó còn có các môn học bỗ trợ cần thiết để giúp sinh viên ngành Đông Phương học hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, du lịch như Nghiệp vụ ngoại giao, Nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ du lịch, marketing, quản trị nhân sự, kỹ năng đàm phán , giao tiếp trong kinh doanh…
Ngoài một số trường đào tạo ngành Đông Phương học như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tp.HCM, ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH)... thì trường Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM (UEF) với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành Kinh doanh và quản lý cũng dự kiến mở đào tạo ngành này trong năm 2016. Việc mở đào tạo ngành Đông Phương học của UEF với mục tiêu đáp ứng nguồn nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Thí sinh theo học ngành này tại UEF, ngoài các kiến thức chuyên môn, các bạn còn được tạo mọi điều kiện phát triển toàn diện như giao lưu cùng sinh viên quốc tế, các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, học tập thực tế tại các doanh nghiệp của các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang hoạt động tại Việt Nam...
Từ những thông tin cho câu hỏi “Ngành Đông phương học là gì? Học những gì? ắt hẳn các bạn thí sinh đã có thêm các kiến thức để lựa chọn ngành nghề phù hợp cho bản thân.
Tin khác cùng chủ đề
- Tìm hiểu ngành kiến trúc (17/03/2016)
- Ngành kĩ thuật điều khiển và tự động hóa (17/03/2016)
- Tìm hiểu ngành khoa học máy tính (17/03/2016)
- Ngành đồ họa là gì? (17/03/2016)
- Tìm hiểu nghành thiết kế công nghiệp (17/03/2016)