Hướng nghiệp
Tìm hiểu ngành khoa học máy tính
Ngành khoa học máy tính: thuật toán và tính toán
Khoa học máy tính có nhiều chi nhánh; một số chi nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán các kết quả cụ thể (chẳng hạn đồ họa máy tính), trong khi các chi nhánh khác lại liên hệ đến tính chất của những vấn đề có thể giải quyết được dùng phương pháp máy tính, (ví dụ như Lý thuyết độ phức tạp tính toán).
1. Giới thiệu về ngành khoa học máy tính và 1 số trường đào tạo ngành.
2. Kiến thức mà ngành này có được sau khi học.
3. Kỹ năng mà sinh viên đạt được
4. Các vị trí đảm nhận được sau khi tốt nghiệp.
5. Điểm chuẩn 1 số trường qua các năm.
1. Giới thiệu về ngành khoa học máy tính và 1 số trường đào tạo.
Khoa học máy tính ( computer science hay computing science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính có nhiều chi nhánh; một số chi nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán các kết quả cụ thể (chẳng hạn đồ họa máy tính), trong khi các chi nhánh khác lại liên hệ đến tính chất của những vấn đề có thể giải quyết được dùng phương pháp máy tính, (ví dụ như Lý thuyết độ phức tạp tính toán). Còn lại những chi nhánh khác thì tập trung vào những khó khăn trong việc thực thi những phương pháp dùng để tính toán, lấy ví dụ, ngành Lý thuyết ngôn ngữ lập trình chẳng hạn. Đây là chi nhánh nghiên cứu những phương thức khác nhau tiếp cận việc mô tả cách tính toán, trong khi ngành Lập trình ứng dụng những Ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán.
1 số trường đào tạo ngành này : Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN, ĐH Bách Khoa HN, ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Kinh Tế Quốc Dân…
2. Kiến thức đạt được:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Đường lối của Đảng, Nhà nước, pháp luật Việt Nam.
- Có nền tảng cơ bản về các môn chuyên ngành: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, hệ điều hành, kiến trúc máy tính, lập trình hướng đối tượng, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu…
- Có kiến thức chuyên sâu về các môn chuyên ngành, đáp ứng được nhu cầu xã hội và khả năng nghiên cứu tiếp.
- Được trang bị kiến thức về tiếng anh.
Kỹ năng đạt được khi theo ngành khoa hoc máy tính
- Có khả năng thiết kế, xây dựng và bảo trì cho các đơn vị Nhà nước, các cơ quan doanh nghiệp. Sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu, các ngôn ngữ lập trình đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ.
- Tổ chức quản lý và triển khai các dự án phần mềm, xây dựng các hệ thống học trực tuyến…
- Đề xuất, phản biện tư vấn cho các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Tham gia nghiên cứu và giảng dạy CNTT ở các bậc phù hợp..
- Có thái độ sống đúng đắn, có khả năng làm việc theo nhóm và độc lập
4. Các vị trí đảm nhận sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận các vị trí xây dựng, vận hành và bảo trì trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp.
- Các công ty phần mềm, xây dựng website, gia công phần mềm, các công ty tư vấn về lĩnh vực CNTT, các công ty tư vấn và bản trì về mạng và các thiết bị máy tính…
- Làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu..
5. Điểm chuẩn của 1 số trường năm 2010.
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội: ( Khối A) NV1: 15đ, NV2: 15.5đ.
Trường ĐH Hà Nội ( dạy bằng Tiếng Anh) Khối A: 15đ, Khối D1: 21.5đ
Trường ĐH Công Nghệ - ĐHQGHN: Khối A: 21.5đ
Là 1 sinh viên học ngành khoa học máy tính, tôi cảm thấy tuy ngành này rất vất vả khi theo học, khối lượng kiến thức cũng rất nhiều, nhưng đây là 1 ngành học đầy thú vị. Tôi mong các bạn học sinh sẽ có niềm đam mê theo đuổi ngành học này. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi tới.
- Tìm hiểu ngành kiến trúc (17/03/2016)
- Ngành kĩ thuật điều khiển và tự động hóa (17/03/2016)
- Ngành đồ họa là gì? (17/03/2016)
- Tìm hiểu nghành thiết kế công nghiệp (17/03/2016)
- Tìm hiểu ngành công nghiệp chế tạo máy (17/03/2016)