Giáo dục tiểu học
Quy luật phát triển tâm lý trẻ em
Trong những điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay cả trong những điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lí, những chức năng tâm lí khác nhau cũng không thể phát triển ở mức độ như nhau. Có những thời kỳ tối ưu với sự phát triển một hình thức hoạt động tâm lí nào đó.
Ví dụ: giai đoạn thuận lợi nhất cho sự phát triển ngôn ngữ là thời kỳ từ 1 tuổi đến 5 tuổi, cho sự hình thành nhiều kỹ xảo vận động là tuổi học sinh cấp I, cho sự hình thành tư duy toán học là giai đoạn từ 15-20 tuổi.
Tính toàn vẹn của tâm lí.
Cùng với sự phát triển, tâm lí của con người ngày càng có tính trọn vẹn thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lí và sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lí thành các đặc điểm tâm lí cá nhân. Theo Gia sư tại nhà tâm lí trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp thiếu hệ thống những tâm trạng rời rạc khác nhau. Sự phát triển thể hiện ở chỗ những tâm trạng đó dần dần chuyển thành các nét của nhân cách. Ví dụ, tâm trạng vui vẻ, thoải mái nảy sinh trong quá trình lao động chung hợp với lứa tuổi, nếu được lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ chuyển thành lòng yêu lao động.
Tính trọn vẹn của tâm lí phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộc lộ rõ trong nhân cách của trẻ. Trẻ mẫu giáo thường hành động vì muốn thỏa mãn một điều gì đó và động cơ đó thay đổi luôn trong một ngày. Những thiếu niên và thanh niên thường hành động do động cơ xã hội, do tinh thần nghĩa vụ, do sự phát triển toàn diện của bản thân thúc đẩy.
Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ.
Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lí trẻ. Tính mềm dẻo cũng tạo khả năng bù trừ, khi một chức năng tâm lí hoặc sinh lí nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lí khác được tăng cường, phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hay bị hỏng. Gia sư tiếng anh nếu một ví dụ sau: khuyệt tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt động của thính giác. Trí nhớ kém có thể được bù trừ bằng tính tổ chức cao, tính chính xác của hoạt động.
Đó là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Nhưng những quy luật đó chỉ là một xu thế của sự phát triển tâm lí của trẻ có thể xảy ra. Những quy luật đó có sau so với ảnh hưởng của môi trường (trong đó có giáo dục). Sự phát triển và ngay cả tính độc đáo của những xu thế đó cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ em (trước hết là giáo dục).
Sự phát triển tâm lí của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống trong xã hội loại người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó